Lý do bạn không nên bỏ giấy vào bồn cầu
Có nhiều lý do ta không nên vứt giấy trực tiếp vào bồn câu, dưới đây là 6 nguyên nhân chính.
Hệ thống đường dẫn thải bồn cầu ở những nước phát triển được trang bị hiện đại, vì vậy có hiệu quả cao trong việc hút xả chất thải. Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển (như Việt Nam) thì hệ thống toilet công cộng chưa thực sự được chú trọng đầu tư.
Đường dẫn thải bồn cầu của nước ta chỉ mới đủ để làm cho chất thải trôi đi, chứ chưa thật sự đủ mạnh. Vì vậy nếu xả trực tiếp vào bồn cầu trong khoảng thời gian dài thì sẽ gây ra nhiều tác hại.
Lý do không nên vứt giấy vào thẳng bồn cầu
Hiện nay, quan điểm về việc không vứt giấy khi đi toilet vào bồn cầu đang nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Có thể nhận thấy các hậu quả “nhãn tiền” tại các nhà vệ sinh công cộng như tắc bồn cầu, gây tràn bể phốt… Điều này gây tốn kém chi phí xử lý, gây mất vệ sinh, có mùi hôi ảnh hưởng khứu giác. Và còn sinh ra nhiều ổ vi khuẩn gây hại cho con người…
Hệ thống cung cấp và thoát nước tại nước ta chưa được chú trọng nhiều, thậm chí đã được xây dựng từ lâu nên khả năng thoát thải chưa được tốt, rất dễ gây hiện tượng tắc nghẽn trong quá trình dùng.
So với tắc bồn cầu, việc xử lý sự cố thoát nước còn mất thời gian, công sức và tiền bạc hơn gấp nhiều lần. Chưa kể việc nước thải, chất thải tại các vùng nông thôn hay ngoại thành xả trực tiếp ra môi trường mà không hề qua bước xử lý, gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Chất lượng của giấy vệ sinh không đảm bảo cũng là 1 trong 6 lý do chính bạn không bỏ giấy vào bồn cầu. Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều nhãn hiệu giấy vệ sinh có chất lượng và mức giá đa dạng như: Pulppy, Kirkland, Elene, Baihou, Shikoku, Eglantine, Kleenex, hay Bless You…
Do đó, người dùng có thể thoải mái trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng và hợp với “túi tiền” của mình.
Giấy không đảm bảo chất lượng dễ gây tắc bồn cầu
Có thể nhiều gia đình có thói quen dùng những loại giấy vệ sinh sợi dài và dai. Tuy nhiên nếu xả giấy trực tiếp vào bồn cầu thì loại giấy này sẽ khó phân hủy hơn so với giấy sợi ngắn, mềm. Điều này làm tắc bồn cầu khi chúng ta xả nước.
Ngoài ra, nhiều người sử dụng giấy ăn, thậm chí giấy để viết khi vệ sinh. Các loại giấy đó rất cứng, khó bị hòa tan trong nước nên rất dễ dẫn đến tình trạng tắc bồn cầu. Nhất là ở những nơi tập trung đông người như bệnh viện, bến xe, trường học, nhà ga…
Hiện nay trên thị trường, các thiết bị vệ sinh, nhà tắm rất đa dạng về chủng loại, cấu tạo. Do đó, chọn mua bồn cầu loại nào, khả năng hút xả ra sao sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất sử dụng lâu dài.
Với những gia đình có điều kiện kinh tế, họ thường chọn những sản phẩm chất lượng tốt dù giá thành có thể cao. Còn với gia đình điều kiện kinh tế chưa cao thì vấn đề chi phí cho các trang thiết bị nhà vệ sinh cao cấp sẽ nan giải hơn.
Có thể thấy hầu hết các bồn cầu tại khu vực vệ sinh công cộng Việt Nam cũng chỉ có thể xả nước thông thường, thậm chí thoát thải rất chậm. Điều này khiến giấy vệ sinh bị bỏ lẫn vào vẫn không trôi đi được.
Đây là một lý do hiển nhiên, giấy là chất rắn nên chúng sẽ khó phân hủy hơn, vì khó phân hủy nên khi nằm trong bể phốt cũng sẽ được xử lý lâu hơn. Chúng chiếm 1 diện tích không nhỏ, tích tụ dần dần sẽ đẩy nhanh việc làm đầy hầm cầu.
Một số dấu hiệu nhận biết khi hầm cầu nhà bạn sắp đầy: nước rút chậm, thường xuyên có mùi hôi thối, có bọt khí nổi lên, và tình trạng dễ nhận biết nhất chính là bể phốt bị tràn và ngấm ra môi trường bên ngoài.
Vứt giấy vệ sinh vào dễ làm đầy hầm cầu
Vứt giấy vệ sinh sau khi sử dụng vào thùng rác thay vì cho vào bồn cầu là một việc làm hết sức đơn giản. Nhưng sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí về tu sửa, bảo dưỡng toilet tại gia đình bạn lẫn nơi công cộng.
Chúng tôi vừa chia sẻ 6 lý do chính bạn không bỏ giấy vào bồn cầu. Vậy đâu là giải pháp thay thế giúp hạn chế tình trạng này? Tham khảo ngay nhé!
Đây là một giải pháp thông dụng và hiệu quả. Bạn chỉ cần mua về bố trí cái sọt rác có nắp bé xinh, tận dụng những túi nilon đi chợ về còn thừa bọc vào trong sọt rác.
Sau đó, mỗi lần sử dụng giấy xong thì chỉ cần bật nắp thùng rác & bỏ giấy vệ sinh vào. Khi nào đầy thì lấy túi nilon ra, buộc chặt miệng rồi giao cho xe rác xử lý. Tất tần tật những lý do nguy hại sẽ được giải quyết gọn gàng chỉ một thao tác đơn giản, và bạn sẽ không cần phải bỏ giấy vệ sinh trực tiếp vào toilet nữa.
Hơn nữa, sọt rác với nhiều kiểu dáng & màu sắc bắt mắt sẽ giúp bạn phần nào trang trí cho nhà vệ sinh của mình và nhà vệ sinh công cộng thêm sinh động, vui mắt. Giá cả cũng khá phải chăng, một cái sọt rác nhỏ vừa chỉ có giá khoảng mấy chục ngàn.
Sử dụng sọt rác thay vì bỏ giấy trực tiếp vào bồn cầu
Cách này vừa sạch sẽ lại giúp tiết kiệm, vừa giúp cuốn trôi mọi chất thải mà không phải dùng đến giấy vệ sinh hay sọt rác. Đỡ cho bạn phần nào chi phí. Ở Việt Nam, biện pháp này khá phổ biến, hầu như loại bồn cầu ngồi nào cũng trang bị một vòi xịt.
Cách dùng vòi xịt thay thế giấy vệ sinh rất thuận tiện và thực hiện đơn giản, nhanh chóng. Nhiều người còn cảm thấy sử dụng vòi xịt thích hơn dùng giấy vệ sinh nhiều.
Thay việc bỏ giấy vào bồn cầu bằng cách sử dụng vòi xịt
Hiện nay có nhiều loại bồn cầu điện tử thông minh, chúng trang bị các chức năng xả rửa tự động sẽ giúp bạn không phải dùng đến giấy vệ sinh nữa. Bồn cầu loại này được tích hợp các thiết bị gồm vòi xịt tự động, hệ thống khử mùi hôi, hệ thống làm sạch tự nhiên và làm ẩm không khí.
Bạn có thể sử dụng những nút điều khiển bằng sóng radio. Chúng tích hợp nhiều chế độ sưởi hoặc làm mát tùy ý người dùng cũng như tính tương thích với điều kiện môi trường ngoài. Chúng mang đến cảm giác sạch sẽ và thoải mái khi cọ rửa, giúp bạn hạn chế tình trạng bỏ giấy vào toilet.
Tiện lợi là như vậy nhưng giá thành của sản phẩm thông minh này lại khá cao nên không được nhiều gia đình lựa chọn.
Dùng bồn cầu điện tử thông minh hạn chế việc bỏ giấy vào bồn cầu
Bài viết trên đây đã đưa ra 6 lý do chính bạn không bỏ giấy vào bồn cầu cùng với đó là các giải pháp thay thế cho việc này. Hy vọng mọi người có thể hiểu hơn và áp dụng cho mình phương pháp xử lý tốt nhất.